KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT ĐIỆN GIÓ



27/06/2022

Năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng gió nói riêng ngày càng trở thành chủ đề lớn nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay. Với hang loạt các dự án đã và đang triển khai, điện gió đang từng bước chiếm lĩnh thị phần cả trong nước và quốc tế.

Ở nước ta, tiềm năng gió ngoài khơi lớn hơn so với trong đất liền, tốc độ gió cũng cao và ổn định hơn. Đường bờ biển dài 3260km là lợi thế cực lớn để điện gió ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống tua bin ngoài khơi có nhiều lợi thế do không bị hạn chế bởi vấn đề sử dụng đất. Vì vậy chủ trương đầu tư vào phát triển điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII là chủ trương vô cùng đúng đắn.

 

Dữ liệu điện gió theo GIZ. Nguồn: Năng lượng Việt Nam.

 

 

Hình 1 là sơ đồ phân bố các công trình điện gió ở Việt Nam, theo website Năng lượng Việt Nam, tính đến 07/2021. Viện nghiên cứu Năng lượng bền vững (ISF) ước tính tiềm năng gió ngoài khơi của Việt Nam có thể lên tới 609GW, giả thiết chỉ tính đến các khu vực ven biển với độ sâu tối đa là 50m và khoảng cách tối đa từ bờ là 70 km (dựa trên dữ liệu khí tượng năm 2015). Hệ số công suất điện gió ở Việt Nam ước tính trung bình vào khoảng 36% cho khu vực trên bờ và 54% ngoài khơi [1].

Tuy nhiên, việc thiết kế, thi công các công trình này tương đối phức tạp, đòi hỏi mọi công đoạn tiến hành đồng bộ, thống nhất theo quy trình đạt tiêu chuẩn quốc tế. Một trong số những nhiệm vụ quan trọng là khảo sát địa chất. Là công ty có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực này, IHCIC cung cấp quy trình khảo sát chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Điểm mạnh của IHCIC là đội ngũ cán bộ kỹ thuật trình độ cao, kinh nghiệm cùng với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ kết hợp phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025-2017. IHCIC thời gian qua đã nhận được sự tín nhiệm của các khách hang lớn đến từ nhiều nơi trên thế giới. Đến nay, IHCIC tự hào là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực khảo sát địa chất điện gió ngoài khơi tại Việt Nam với hơn 70% thị phần.

Giàn Jack-up phục vụ khoan ngoài khơi.

Dự án

Năm

Địa điểm

Nhà máy điện gió Bạc Liêu giai đoạn III – 142MW

2019

Phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Nhà Máy điện gió Sóc Trăng - Giai đoạn I 30MW

 

2019

Tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam

Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 2 (50MW)

2020

Xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

Nhà máy điện gió V.P.L Bến Tre

2020

Tỉnh Bến Tre

Nhà máy điện gió Trà Vinh V1-2

 

2020

Thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

 

Nhà máy điện gió Bình Đại

 

2020

Xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Nhà máy điện gió Hiệp Thạnh

 

2020

xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh,

Nhà máy điện gió Khu du lịch Khai Long – Cà Mau giai Đoạn 1

 

2021

Ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

Nhà máy điện gió số 2 Sóc Trăng

2021

Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Nhà máy điện gió Đông Thành 1 (80MW) và Đông Thành 2 (120MW)

2021

Tỉnh Trà Vinh


Bảng thống kê dự án điện gió IHCIC đã thực hiện qua các năm:


Dưới đây là hình ảnh các dự án điện gió IHCIC đã thực hiện:

Dự án nhà máy điện gió Tân Phú Đông 2.

Dự án nhà máy điện gió V.P.L Bến Tre.

Dự án nhà máy điện gió Bạc Liêu giai đoạn III.

Dự án nhà máy điện gió Đông Thành 1 (80MW) và Đông Thành 2 (120MW).

Thí nghiệm trong phòng, dự án Nhà máy điện gió Hiệp Thạnh.

 

Nguồn tham khảo:

[1] Đánh giá tình hình phát triển điện gió ở Việt Nam, Năng lượng Việt Nam, 29/07/2021.


Bài viết liên quan