Dự án điện mặt trời: Có nên đầu tư không?



15/07/2022

Điện mặt trời hay còn gọi là quang điện, quang năng. Các tấm pin được ghép lại với nhau thành mô đun, quang năng sau khi thu được thì chuyển trực tiếp thành điện năng. Photon đập vào electron làm năng lượng của electron tăng lên và di chuyển tạo thành dòng điện. Những tấm pin được đặt dưới một lớp gương nhằm hạn chế tác động từ môi trường. 

Các tấm pin năng lượng mặt trời tại cụm nhà máy điện Dầu Tiếng. Nguồn: [1]

Ở Việt Nam, điện mặt trời được xếp vào danh sách các ngành công nghiệp mới nổi và đang được khuyến khích phát triển. Theo định hướng phát triển của Chính phủ, trong tương lai sẽ chuyển hướng sang ngành năng lượng tái tạo, sản xuất và tiêu thụ điện năng “sạch”, thân thiện với môi trường.

Trạm đo bức xạ mặt đất (bên trái) và trạm đo số giờ nắng (bên phải). Nguồn: [2]

Bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam. Nguồn: Global Solar Atlas.

Theo hình trên có thể thấy bức xạ mặt trời trên cả nước có sự khác nhau. Theo đặc điểm điều kiện tự nhiên, miền Bắc và Bắc Trung Bộ có khí hậu cận nhiệt đới, miền Nam và Nam Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới. Chính vì vậy, bản đồ bức xạ mặt trời cũng có sự khác nhau giữa các vùng. Tổng số giờ nắng trong năm tính được ở miền Bắc là 1500 – 1700 giờ nắng, còn ở miền Trung và miền Nam rơi vào khoảng 2000 – 2600 giờ. 

Bảng số liệu cường độ bức xạ tại các vùng ở Việt Nam. Nguồn: solarpower.vn

Vùng

Số giờ nắng trong năm

Cường độ bức xạ mặt trời (KWh/m2/ngày)

Ứng dụng điện mặt trời

Đông Bắc

1600 – 1750

3.3 – 4.1

Trung bình

Tây Bắc

1750 – 1800

4.1 – 4.9

Trung bình

Bắc Trung Bộ

1700 – 2000

4.6 – 5.2

Tốt

Tây Nguyên và Nam Trung Bộ

2000 – 2600

4.9 – 5.7

Rất tốt

Nam Bộ

2200 – 2500

4.3 – 4.9

Rất tốt

Cả nước

1700 – 2500

4.6

Tốt

 

Tổng xạ bức xạ mặt trời cao nhất rơi vào khoảng tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Điều đó đồng nghĩa với việc hệ thống điện năng lượng mặt trời cho hiệu suất cao vào các tháng này.

Thách thức

Trong hội nghị tổng kết năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 của tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia – ông Nguyễn Đức Ninh cho biết trong năm 2021, sẽ có khoảng 1,3 tỷ KWh năng lượng tái tạo bị cắt giảm [3]. Nguyên nhân là do đường dây 500KV từ miền Trung ra miền Bắc bị quá tải, điều này dẫn đến trang trại điện mặt trời hay mặt trời áp mái đều bị giảm công suất. Sự phát triển mạnh mẽ các dự án điện mặt trời cùng với tình trạng quá tải lưới nội vùng dẫn đến việc cung ứng điện cho năm 2021.

Theo báo Đầu tư [4], tổng công suất của các loại điện mặt trời nối lưới hiện là 16491 MW, chiếm 27.4% tổng công suất lắp đặt. Trước đó, sự đổ bộ của các nhà đầu tư vào làm điện mặt trời xuất phát từ quy định giá FIT khá hấp dẫn cho nguồn điện này tại Quyết định 11/2017/QĐ-TTg với mức 9,35 UScent/kWh và sau đó là Quyết định 13/2020/QĐ-TTg với mức 7,09 - 7,69 - 8,38 UScent/kWh, tùy loại hình điện mặt trời mặt đất, trên mặt nước hay trên mái nhà.

Khó khăn về vận hành

Xét về vị trí địa lý, Việt Nam trải dài bám dọc theo kinh tuyến nên thời điểm mặt trời chiếu sáng giữa các tỉnh xem như là đồng thời, điện trên khắp cả nước sẽ cùng lên, cùng xuống. Ông Hà Đăng Sơn – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh lý giải cho điều này rằng: “Nếu trải dài vài kinh tuyến thì sẽ có độ trễ trong việc chiếu sáng tại các dự án khác nhau. Điều này khiến đỉnh công suất phát sẽ lệch nhau vài giờ, giúp làm mềm đường cong phát, thay vì chỉ có một đỉnh núi khi cùng được chiếu sáng và cùng hết nắng” [4]. Thêm vào đó lưới điện của Việt Nam cũng độc lập, không có sự liên thông trong nội khu ASEAN, dù có sản xuất dư điện mặt trời cũng không thể truyền đi nơi khác sử dụng được.

Với tình trạng dự án điện mặt trời mọc lên ồ ạt như hiện nay, Dự thảo Quy hoạch điện VIII cũng không bổ sung nguồn điện mặt trời từ nay đến tận năm 2030. Sau năm 2030 tuy vẫn được phát triển tiếp, nhưng ưu tiên các dự án với mục đích tự dùng, tự sản xuất, không phát điện lên hệ thống điện quốc gia. Tuy nhiên, bộ Công thương đã có văn bản xin ý kiến Chính phủ về hướng xử lý với số dự án điện mặt trời phải giãn tiến độ đến sau năm 2030 (đây là các dự án có trong quy hoạch, đã được hoặc chưa được chấp thuận đầu tư). Theo đó, các dự án được xem xét triển khai để vận hành thương mại phải tuân thủ pháp luật về đầu tư, xây dựng, khả năng hấp thụ của hệ thống điện và khả năng giải tỏa công suất của lưới điện. Như vậy, dự đoán giai đoạn 2022 – 2030 điện mặt trời vẫn phát triển, sau đó tùy theo tình hình đầu tư lưới điện truyền tải liên vùng, điều kiện kỹ thuật hệ thống điện tốt hơn, mức độ hấp thụ, tính an toàn và kinh tế được đáp ứng thì sẽ cân nhắc, báo cáo Chính phủ đẩy sớm vận hành các dự án “treo”, mở rộng cơ hội cho nhiều dự án điện mặt trời mới.

Tóm lại

Như vậy, Việt Nam là nước có tiềm năng về năng lượng mặt trời, với lợi thế nằm trong khu vực có cường độ bức xạ tương đối cao, cộng với trị số tổng xạ khá lớn. Do đó việc sử dụng năng lượng mặt trời sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Giải pháp sử dụng nguồn năng lượng này được cho là tối ưu nhất. Đây lại là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường và có trữ lượng lớn (do khả năng tái tạo cao). Đồng thời khi sử dụng giải pháp “xanh” này sẽ phần nào thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính.

Bên cạnh những cơ hội đặt ra cho các nhà đầu tư thì cần cân nhắc những cơ chế, quy định trong khi khai thác để thu được nguồn lợi tối đa, tránh rơi vào tình trạng “dự án đắp chiếu chờ phê duyệt”. Cùng với đó, khi lựa chọn đầu tư vào điện mặt trời – nguồn thu lợi nhuận khổng lồ thì chủ đầu tư cần lựa chọn các công ty tư vấn phù hợp, có kinh nghiệm trong lĩnh vực, cộng thêm am hiểu địa chất (phục vụ xây dựng trụ điện, đặt trạm biến áp…). Trên thị trường hiện có khá nhiều công ty tham gia lĩnh vực này, IHCIC cũng là một trong số đó. Với khả năng chuyên môn về Địa chất, đầu tư nhiều dự án quy mô và thực tế sản xuất là minh chứng điển hình để đối tác lựa chọn đồng hành. Tham khảo các dự án của công ty đã và đang được thực hiện, các dịch vụ cung cấp và liên hệ với chúng tôi để đặt lịch tham quan doanh nghiệp, đặt ra nhiều cơ hội hợp tác.

Những dự án điện mặt trời tiêu biểu IHCIC đã thực hiện

STT

Tên dự án

Công suất

1

Van Giao 2 Solar Power Plant

50 MW

60 hecta

2

Dau Tieng DT3 Solar Power Plant

60 MW

60 hecta

3

Thinh Long Solar Power Plant

50 MW

60 hecta

 

Tài liệu tham khảo:

[1] Nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á mọc trên đất bán ngập, An Bình, 24/09/2019, VNExpress.

[2] Maps of solar resource and potetial in VietNam, Ministry of Industry and Trade of the Socialist Republic of VietNam, the Spanish Agency for International Development Cooperation (AECID), 01/2015, Research Gate.

[3] Sẽ cắt giảm khoảng 1.3 tỉ KWh năng lượng tái tạo trong năm 2021, Hà Linh, 13/01/2021, Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường.

[4] Thách thức dự án điện mặt trời, Thanh Hương, 22/06/2022, Báo điện tử Đầu tư.

[5] Bộ Công Thương đề xuất làm tiếp gần 2430 MW điện mặt trời, Anh Minh, 10/07/2022, VNExpress.

 

Bài viết liên quan