CỌC XI MĂNG ĐẤT



13/07/2022

Cọc xi măng đất (hay còn gọi là cọc vữa, cọc đất, cọc CDM) là giải pháp xử lý nền đất yếu khá phổ biến hiện nay. Về bản chất đây là hỗn hợp trộn giữa đất nguyên trạng tại khu vực cần gia cố với xi măng được phun xuống nền bởi thiết bị khoan phun, trở thành hỗn hợp mới có ưu điểm vượt trội hơn so với đất ban đầu, giúp đất gia tăng cường độ chịu tải, tăng độ ổn định, giảm tình trạng sụt lún.

Hiện nay có hai công nghệ thi công cọc xi măng đất chính là trộn khô và trộn ướt. Trộn khô là phun trộn xi măng khô xuống hố khoan để trộn lẫn với đất rời sau khi được đánh tơi, còn công nghệ trộn ướt là bơm trộn vữa xi măng với đất (có hoặc không có chất phụ gia). Trộn ướt giá thành thường cao hơn nhưng chất lượng khi đưa vào sử dụng vượt trội hơn hẳn phương pháp kia.

Những năm trước đây các dự án thường được thực hiện bởi nhà thầu nước ngoài, nhưng hiện doanh nghiệp Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ công nghệ và có lực lượng thi công đủ sức đảm nhận. Cho đến nay công ty Đông Dương Holdings đã triển khai thi công cọc xi măng đất cho một số công trình, dự án như: Nâng cấp nền bãi lên 35T/m2 và 50T/m2 tại cảng PTSC Vũng Tàu, Công trình cải tạo bờ kè kênh Tân Hóa – Q.6, Gia cố đê bao bảo vệ hoa màu ở An Giang, Gia cố đê bao bảo vệ hoa màu ở Đồng Tháp, Gia cố tường vây xây tầng hầm chung cư thương mại Vũng Tàu Center, vv... Một số đặc điểm về phương pháp gia cố này như sau:

Ứng dụng của phương pháp

  • Tăng độ ổn định, giảm độ lún của đất
  • Gia cường cho mái dốc
  • Giảm áp lực, tải trọng của đất
  • Gia cố nền đường giao thông
  • Gia cố tường vây: hồ chứa nước, hố đào, hầm chui, tầng hầm…
  • Sửa chữa thấm mang cống và đáy cống
  • Ổn định tường chắn
  • Gia cố nền đường, mố cầu dẫn

Ưu điểm của phương pháp

  • Thời gian thi công đóng cọc và kỹ thuật đơn giản
  • Phù hợp công tác xử lý nền móng cho các công trình khu vực đất yếu: ven sông, ven biển, bãi bồi…
  • Rút ngắn thời gian thi công công trình: chất lượng và hiệu quả tương đương với các loại cọc khác, dù chỉ tốn một nửa thời gian thi công
  • Khả năng xử lý sâu 
  • Xử lý lớp đất yếu cục bộ, không ảnh hưởng đến lớp đất tốt
  • Có thể thi công trong điều kiện chật hẹp, chiều cao hạn chế, thậm chí bị ngập nước
  • Có thể điều chỉnh cường độ cọc bằng cách điều chỉnh hàm lượng xi măng khi thi công dễ dàng
  • Giảm độ co ép đất xung quanh
  • Giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường
  • Tăng sức chịu tải rõ rệt hơn so với các phương pháp khác: cọc cát, bấc thấm, giếng cát…

Nhược điểm của phương pháp

  • Giá thành thi công khá đắt
  • Khả năng chịu tác động theo phương ngang rất thấp
  • Hiệu quả phụ thuộc nhiều vào đặc tính của loại đất cải tạo

Quy trình thực hiện

  • Khảo sát địa chất công trình
  • Thiết kế sơ bộ nền
  • Xác định tỷ lệ xi măng/đất
  • Thi công trụ thử
  • Thí nghiệm kiểm tra
  • So sánh, điều chỉnh thiết kế
  • Thi công đại trà

Hình ảnh về thi công cọc xi măng đất

 


Dự án nâng cấp nền bãi đạt tải trọng 50T/m2 tại cảng PTSC Vũng Tàu

 

  • Thí nghiệm kiểm tra cọc xi măng – đất:

Công tác kiểm tra chất lượng cọc xi măng – đất là rất cần thiết trong thiết kế, nhằm kiểm chứng các đặc trưng về cường độ, biến dạng và độ đồng nhất của trụ. Từ đó có thể điều chỉnh tỷ lệ xi măng/đất cũng như biện pháp thi công để nâng cao chất lượng công trình.

Dưới đây là một số phương pháp thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc xi măng – đất:

Khoan lấy mẫu lõi cọc xi măng – đất

 

A picture containing person, old, tractor, farm machine

Description automatically generated

Thí nghiệm nén tĩnh cọc xi măng – đất


 

Thí nghiệm nén mẫu cọc xi măng – đất


Bài viết liên quan